Bitcoin (BTC) là thế hệ đầu tiên của công nghệ chuỗi khối dựa trên sự đồng thuận bằng chứng công việc (PoW). Bằng PoW, trình xác nhận bảo mật mọi giao dịch trên chuỗi khối thông qua một cơ chế phức tạp, tiêu tốn năng lượng được gọi là “khai thác”. Kể từ khi thành lập, những người sáng tạo đã cố định giới hạn nguồn cung của Bitcoin ở mức 21 triệu. Tính đến tháng 3/2023, chỉ còn chưa đến 1,7 triệu Bitcoin được khai thác.

ky-vong-fed-noi-long-dinh-luong-dong-tien-tiep-tuc-chay-vao-bitcoin-1680223360.png
Bitcoin đang nằm trong khoảng 28.539 USD/BTC tính đến trưa ngày 30/3

Dù nguồn cung hữu hạn, Bitcoin vẫn đã chuyển đổi để trở thành loại tiền ảo phổ biến nhất trong nền kinh tế tài chính toàn cầu. Nó thống trị thị trường tiền điện tử bằng cách trở thành đồng tiền lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường và là loại tiền điện tử đầu tiên được công nhận hợp pháp ở một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, El Salvador tuyên bố BTC là một trong những phương tiện thanh toán hợp pháp của nước này.

Thực tế, việc áp dụng Bitcoin chỉ thực sự tăng tốc kể từ năm 2020, khi là tùy chọn thanh toán trong một số lĩnh vực và ra mắt máy ATM Bitcoin trong thế giới thực. Quá trình phát triển của thị trường tiền điện tử song song với các thị trường, đã khiến nhiều quốc gia phải cân nhắc đến việc xây dựng khung pháp lý nghiêm túc về lĩnh vực tiền số.

Trở thành phổ biến, nhưng BTC cũng nhận lại những lời chỉ trích và bị gắn nhãn là “bong bóng khổng lồ” bởi tính đầu cơ. Hiện tại, giá Bitcoin đang nằm trong khoảng 28.539 USD/BTC tính đến trưa ngày 30/3. Giới chuyên môn đánh giá, nếu mô hình giá này tiếp tục, BTC có thể đạt đến các mức kháng cự là 28.700 – 31.000 USD. Còn xu hướng đảo ngược, thì giá BTC có thể giảm xuống còn 26.625 – 24.689 USD.

Sự phục hồi đã đưa Bitcoin vượt lên trên Ethereum (ETH), loại tiền điện tử lớn thứ hai tính theo giá trị thị trường, đang trên đà đạt mức tăng 50% hàng quý, trong bối cảnh giá vàng đã tăng hơn 7% và chỉ số Nasdaq của Phố Wall tăng 15%.

Phần lớn sự tích cực này được thúc đẩy bởi suy đoán rằng các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ từ bỏ việc tăng lãi suất mạnh mẽ để đối phó với các tín hiệu suy thoái kinh tế.

Kỳ vọng xoay trục của Fed đã củng cố vào đầu tháng 3, sau khi ba ngân hàng Mỹ sụp đổ và ngân hàng trung ương phải đưa ra các chương trình tài trợ khẩn cấp, nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn trong lĩnh vực ngân hàng. Bảng cân đối kế toán của Fed gần đây đã mở rộng thêm 300 tỷ USD, như một sự hoàn trả sau nhiều tháng thắt chặt định lượng. Các nhà giao dịch dự báo Fed sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào tháng 6 với việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản.

Martin Leinweber, chiến lược gia sản phẩm tài sản kỹ thuật số tại MarketVector Indexes đã trao đổi với CoinDesk TV rằng, tất cả là do kỳ vọng về các biện pháp nới lỏng mới của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed. Trong số tất cả các tài sản rủi ro, Bitcoin nổi lên như một tài sản nhạy cảm nhất với sự dao động thanh khoản. Bằng chứng là dòng tiền đã bị thu hút và chảy mạnh vào thị trường tiền điện tử khiến chúng sôi động trở lại, đồng thời khiến tâm lý nhà đầu tư bớt căng thẳng hơn.

Tương tự, David Foley, Quản lý tại Bitcoin Opportunity Fund cho biết, các tài sản có sức hấp dẫn lớn như Bitcoin và vàng đang được hưởng lợi từ việc bơm thanh khoản.

"Với việc Fed đột ngột bơm tiền để bảo vệ hệ thống ngân hàng, tiền sẽ chảy vào tài sản có tính ổn định như kim loại quý, nhưng Bitcoin cũng hưởng lợi thậm chí còn cho thấy sự vượt trội trong cuộc chạy đua", nhà quản lý Quỹ nói.

Finbold đã báo cáo về vốn hóa thị trường của Bitcoin vượt qua vốn hóa thị trường của những gã khổng lồ tài chính truyền thống, như nền tảng thanh toán Visa, ông lớn ngân hàng JPMorgan Chase và vượt trội so với đầu năm của 97% các công ty thuộc S&P 500 vào năm 2023.

Một trang tin về BTC cũng dự báo, với những cải tiến liên tục trong mạng Bitcoin, có thể nói năm 2023 là một năm tốt lành đối với tiền điện tử, BTC có thể đạt mốc 40.000 USD/BTC vào năm nay. Nếu xu hướng tăng giá ổn định, nó cũng có thể vượt qua mức cao nhất đã từng xác lập trước đó là 69.044 USD.