Cụ thể, trong đợt triệu hội này có tổng cộng 3.286 chiếc Mercedes-Benz C-Class và GLK do Mercedes-Benz Việt Nam lắp ráp trong khoảng thời gian từ tháng 5/2011 cho đến tháng 7/2015. Nguyên nhân được xác định là do túi khí của nhà cung cấp Takata được trang bị trên những mẫu xe này có khả năng tạo nguy hiểm cho người dùng.
 
 
 
Hon 3.200 xe sang Mercedes C-Class, GLK dinh loi tai Viet Nam
Tổng cộng 3.286 chiếc Mercedes-Benz C-Class và GLK được sản xuất tại Việt Nam giai đoạn 5/2011 – 7/2015 được triệu hồi để thay thế cụm túi khí phía trước bên phải.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, bộ bơm khí trong cụm túi khí là bộ phận chứa nhiên liệu dạng rắn dùng để đốt cháy nhằm giải phóng khí trơ làm bơm phồng túi khí khi được kích hoạt, từ đó giúp túi khí bung ra theo đúng quy chuẩn để bảo vệ người ngồi trong xe. Tuy nhiên, bộ bơm khí trên Mercedes-Benz C-Class và GLK. thuộc diện ảnh hưởng có vấn đề trong quá trình sản xuất, khiến chi tiết này có nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian và tùy theo điều kiện khí hậu nhất định.
 
Do đó, trong trường hợp xe gặp tai nạn, bộ bơm khí có thể gặp phải áp lực lớn trong quá trình giải phóng khí trơ và dẫn đến khả năng nứt vỡ. Hậu quả của việc này là các mảnh vỡ trong cụm bơm khí có thể văng ra, từ đó gây nguy hiểm cho người ngồi trong xe.
Hon 3.200 xe sang Mercedes C-Class, GLK dinh loi tai Viet Nam-Hinh-2
 Mercedes-Benz Việt Nam cho biết cho tới hiện tại hãng vẫn chưa ghi nhận được bất cứ một trường hợp tai nạn nào liên quan đến cụm bơm khí Takata trang bị trên 2 dòng xe trên.
 
Trước Mercedes-Benz Việt Nam, hàng nghìn mẫu ôtô tại Việt Nam cũng từng bị triệu hồi để khắc phục lỗi túi khí Takata, đa dạng từ phân khúc cho đến thương hiệu với đỉnh điểm là gần 31.000 chiếc Ford Ranger và Ford Everest từng bị Ford Việt Nam triệu hồi vào năm 2019.