Doanh nghiệp trong KCX - KCN sớm có sự chuẩn bị

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới liên tục “leo thang”, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động tại doanhnghiệp, nhiều Công ty trong các Khu chế xuất – Khu Công nghiệp (KCX – KCN) đã sớm xây dựng phương án tổ chức sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”.

hinh-4-1626397147.jpg
Dù bố trí 30 công nhân thực hiện “3 tại chỗ” tại nhà máy, nhưng Công ty Vít Việt lại thiếu nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất.

Cụ thể, thực hiện yêu cầu của UBND TP HCM tại công văn số 1675/BQL-LĐ ngày 24/06/2021 về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất tại cácdoanh nghiệp trên địa bàn KCX – KCN, từ ngày 12/7 vừa qua, Công ty CP Đầu tư Xây dựngSố 1 MÊ KÔNG xây (CC1–MEKONG) đã sớm hoàn thành phương án 3 tại chỗ là: sảnxuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ. Phương án này được Công ty áp dụng tại Nhà máy Bê tông ME KONG – Hiệp Phướp, tọa lạc ởLô A5a KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Trong đó, CC1-MEKONG đã dành ra phần diện tích sử dụng là 600m2 để bố trí 3 khu ngủ, nghỉ cho người lao động (với yêu cầu 5m2/ người). Đồng thời, đơn vị này cũng dành ra 100m2 làm căn tin và bố trí nấu ăn cho người lao động. Tại khu vực căn tin được thiết lập 10 bàn ăn, đảm bảo cho 10 người ăn ở cùng thời điểm. Song song đó, suất ăn có thể chuyển đến vị trí làm việc của người lao động để giảm người vào căn tin.Trước khu vực ăn được bố trí vòi nước rửa tay và dung dịch diệt khuẩn. Mỗi người được phát phiếu ăn và bố trí theo nhóm sản xuất.

hinh-5-1626397277.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Luậnnhà sáng lập kiêm CEO Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu (chủ thương hiệu cà phê trái cây Meet More) tỏ ra bất ngờ với quyết định của UBND TP.HCM.

Ông Trần Quốc Lập – Phó Tổng giám đốc CC1-MEKONG cho biết, việc xây dựng và thực hiện phương án “3 tại chỗ” của công ty không gặp khó khăn. Bởi lẽ, công ty có khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị thực hiện. Thêm nữa, CC1-MEKONG từ lâu đã có chế độ an sinh xã hội đối với công nhân viên – người lao động rất tốt, nên khi thực hiện phương án “3 tại chỗ”, công nhân đều đồng thuận thực hiện, nhất là khi được công ty lo toàn bộ chi phí ăn, ở, trang bị các vật dụng cần thiết….

Được biết, ngoài sớm hoàn thành phương án “3 tại chỗ” đối với nhà máy bê tông MEKONG Hiệp Phước, CC1-MEKONG cũng đã sớm hoàn thành phương án nàycho các nhà máy như  bê tông MEKONG Long An (Lô C5,C6 KCN Nhựt Chánh-Bến Lức - Long An), nhà máy bê tông MEKONG Thủ Đức(401 Đường Song Hành, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM).

hinh-2-1626397326.jpg
Công ty CC1-MEKONG đã dành ra phần diện tích sử dụng là 600m2 để bố trí 3 khu ngủ, nghỉ cho người lao động.

Cũng giống như CC1-MEKONG, Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp & Thương mại Vít Việt (Công ty Vít Việt) cũng có nhà máy tại KCN Hiệp Phước (Lô EB17 đường số 19, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) và sớm được biết đến phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, Công ty này chỉ bố trí cho 30 công nhân ở lại nhà máy và thực hiện theo phương châm “3 tại chỗ”.

Theo ông Văn Nguyên Vũ – Tổng giám đốc Công ty Vít Việt, sở dĩ công ty ông chỉ cho 30 công nhân vừa làm việc vừa đảm bảo chống dịch là vì không tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nhân tăng cường sản xuất, do các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đều đã “cửa đóng then cài”. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang rất căng thẳng nên phương án “3 tại chỗ” có thể kéo dài “chưa biết điểm dừng”. Điều này sẽ khiến “sức khỏe” của doanh nghiệp sẽ hao hụt rất nhiều, khi mà công ty đảm bảo phương án “3 tại chỗ” nhưng công nhân không có việc làm, do thiếu nguyên liệu.

“Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là điều rất quan trọng đối với công ty chuyên về lĩnh vực ốc vít như chúng tôi. Do đó, mong rằng lãnh đạo Thành phố sẽ sớm có những giải pháp thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện để vừa đảm bảo thực hiện tốt phương châm “3 tại chỗ”, vừa có đủ nguyên vật liệu để tăng cường sản xuất và sớm vượt qua tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” lần này”, ông Vũ bày tỏ mong muốn.

Công ty ngoài KCX - KCN có phần bị động

Khác với những doanh nghiệp trong KCX – KCN, nhiều công ty ở ngoài lại tỏ ra lúng túng, có phần bị động với việc UBND TP.HCM ban hành quy định về việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp (DN) sản xuất từ ngày 15/7.

Theo qui định này, Thành phố chỉ cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất với các DN đảm bảo thực hiện phương châm “3 tại chỗ”, gồm sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ; hoặc phương án “một cung đường - 2 địa điểm” - vận chuyển tập trung công nhân (CN) từ nơi sản xuất đến nơi ở (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho CN).

Nhận được thông tin trên, ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu (chủ thương hiệu cà phê trái cây Meet More) bất giác “ngã ngửa” trước thời cuộc. Bởi, ông Luận cho rằng các doanh nghiệp ở ngoài KCX – KCN như công ty ông sẽ “không kịp trở tay” với quyết định bất ngờ này của UBND TP.HCM.

Theo ông Luận, dù chỉ có 40 CN làm ở xưởng nhưng Meet More cũng không thể lập tức trong 1 ngày sắp xếp được chỗ ăn, chỗ ở cho tất cả mọi người bởi ngoài chỗ ăn, chỗ ngủ, cần rất nhiều thiết bị để phục vụ đời sống thiết yếu hằng ngày. Từ nồi, niêu, xoong, chảo, thực phẩm cho tới chỗ tắm rửa, vệ sinh...; tổ chức sinh hoạt, duy trì cuộc sống cho 40 con người trong cả tháng trời là một vấn đề nan giải, chưa kể cần có thêm lực lượng quản lý họ.

“Dù có cho thêm thời gian thì chúng tôi cũng rất khó để đáp ứng bởi trụ sở công ty ở Hóc Môn, ngay trong TP, không biết “đào đâu ra” chỗ để triển khai lưu trú cho CN. TP yêu cầu như vậy, chúng tôi bắt buộc phải ngưng sản xuất”, ông Luận nói.

Ông Luận cũng thẳng thắn nhận định, TP đang bộc lộ nhiều sự lúng túng trong phương án chống dịch kết hợp duy trì sản xuất, kinh doanh. Liên tục các quyết sách từ lập chốt chặn, yêu cầu phương tiện qua TP phải có giấy chứng nhận... cho tới yêu cầu các DN thực hiện “3 tại chỗ”, xét nghiệm định kỳ với CN 7 ngày/lần, đều chưa hợp lý.

Ông chủ thương hiệu cà phê Meet More còn cho rằng, thực tế, dịch bệnh diễn ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN thời gian qua đã rất cầm chừng. Việc liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn từ những quyết sách không phù hợp khiến các DN càng kiệt quệ hơn. Cho nên, nếu tiếp tục thế này, các DN sẽ không thể tiếp tục hoạt động, không thể tránh khỏi tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất.