Giá cà phê hôm nay 3/6: Arabica quay đầu giảm, khả năng tiền tệ bị thắt chặt đã cận kề

Vẫn là tin thời tiết kích giá cà phê arabica tăng mạnh. Kênh Climatempo dự báo, rất ít khả năng trong chục ngày tới vùng cà phê trọng điểm Brazil có mưa, như vậy không chỉ cây cà phê bị hạn hán đe dọa mà khả năng sương giá càng cao dù hiện tại chưa có gì xảy ra. Thị trường thường chạy trước để tránh rủi ro.
Giá cà phê hôm nay 21/3: sagdfaus. (Nguồn: YouTube)
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/6).(Nguồn: YouTube)

Giá cà phê hôm nay 3/6

Nhiều yếu tố cơ bản hỗ trợ, khiến giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh bật tăng mạnh mẽ trong phiên mở hàng tháng 6, đặc biệt là tin về thời tiết. Ngày 2/5, thị trường London nghỉ Ngày Ngân hàng Mùa Xuân (Spring bank holiday), đóng cửa cả ngày không giao dịch. Thị trường New York mở cửa muộn, sau 18g30’.

Giá cà phê được trợ lực khi có thêm thông tin thời tiết ở Brazil hỗ trợ. Theo dự báo của Somar Met, miền Nam Brazil sẽ có mưa rải rác khiến việc thu hoạch vụ mùa arabica vừa mới bắt đầu, sẽ làm ảnh hưởng chất lượng hạt cà phê đang phơi sấy. Nền nhiệt sẽ giảm mạnh trong những ngày trăng tròn tháng 6 sắp tới nhưng không có khả năng xảy sương giá trên bất kỳ vùng trồng cà phê nào.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 2/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,42%), giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 29 USD (1,37%) giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 quay đầu giảm, 1,2 Cent (0,5%), giao dịch tại 238,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,15 Cent/lb (0,48%), giao dịch tại 238,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/6).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.186

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

43.100

+ 1.000

LÂM ĐỒNG

42.500

+ 1.000

GIA LAI

43.000

+ 1.000

ĐẮK NÔNG

43.000

+ 1.000

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Hôm nay, thị trường London nghỉ lễ Bạch Kim (Platinum Jubie), mừng 70 năm trị vì của Nữ Hoàng Anh, đóng cửa cả ngày không giao dịch. Thị trường New York mở cửa hoạt động bình thường.

Các thị trường vừa có một ngày rất biến động trong ngày đầu tháng 6 thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay hơn trong việc thu hẹp bảng cân đối 8,9 nghìn tỷ USD và tăng lãi suất tiền tệ để ngăn chặn lạm phát vượt mức.

USDX trở lại đà tăng từ mối lo giá cả hàng hóa tăng vọt, có thể đẩy nhanh việc tăng lãi xuất của Fed đã khiến dòng vốn đầu cơ rời bỏ chứng khoán và các sàn tiền kỹ thuật số, chảy về lại hàng hóa sau khi Trung Quốc công bố chỉ số PMI tháng 5 cao hơn mức kỳ vọng, góp phần hỗ trợ giá cả hàng hóa và nuôi dưỡng kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của nhà tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.

Tin thời tiết không thuận lợi kích giá cà phê arabica tăng mạnh. Climatempo dự báo rất ít khả năng trong chục ngày tới vùng cà phê trọng điểm Brazil có mưa. Trong khi đó, một trận mưa làm ngập nhiều vùng trồng cà phê ở Krong Pak, Daklak của Việt Nam như sắp đón nhận những đợt mưa không bình thường. Cộng với tin Colombia xuất khẩu cà phê arabica trong tháng 4/22 giảm 18% chỉ đạt 845.000 bao.

Về kinh tế vĩ mô, hiện không còn nghỉ ngờ gì về chuyện các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đứng bên bờ một cuộc suy thoái. Đại dịch Covid-19 đã làm chệch các vận hành của nền kinh tế thế giới, khi các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước xả tiền quá mức, khiến giá tăng mạnh, nhưng thiếu hàng hóa, nền kinh tế đầy ắp tiền nhưng hàng hóa khan hiếm.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đẩy giá các mặt hàng càng tăng thêm. Nhưng đặc biệt làm thị trường hối đoái toàn cầu hỗn loạn. Cộng thêm khủng hoảng chuỗi cung ứng hàng hóa lần 2 do chính sách zero-Covid của nền kinh tế số 2 - Trung Quốc. Bởi vậy, trong ngắn hạn, khả năng sẽ có những quyết định thắt chặt tiền tệ mạnh của các ngân hàng trung ương nhằm cứu nguy nền kinh tế.