Giá cà phê hôm nay 27/8:
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (26/7). (Nguồn: Freepik)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 27/8

Hôm qua giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh đều giảm nhưng vẫn níu xu hướng tăng, cà phê robusta đính ở mức giá cao.

Ghi nhận giờ đóng cửa, giá cà phê trên cả hai sàn tràn ngập màu xanh, dù các mức tăng thấp hơn hôm trước khá nhiều. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng 2 USD (0,1%), giao dịch tại 1.973 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 11 USD (0,57%), lên 1.941 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng tốt hơn so với những ngày trước, dù vẫn thấp.

Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,6 Cent (0,32%), giao dịch tại 186,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,65 Cent (0,35%), lên 189,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (26/7).

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

 

— Bảo Lộc ROBUST

38.600 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

38.500

— Lâm Hà ROBUSTA

38.600

ĐẮK LẮK

 

— Cư M'gar ROBUSTA

39.700

— Ea H'leo ROBUSTA

39.500

— Buôn Hồ ROBUSTA

39.500

GIA LAI

 

— Pleiku ROBUSTA

39.400

— Ia Grai ROBUSTA

39.400

— Chư Prông ROBUSTA

39.300

ĐẮK NÔNG

 

— Đắk R'lấp ROBUSTA

39.300

— Gia Nghĩa ROBUSTA

39.400

KON TUM

 

— Đắk Hà ROBUSTA

39.300

HỒ CHÍ MINH

 

— R1

40.800

Đồng Real tăng mạnh, tỷ giá với USD lên ở mức 1 USD = 5,2110 Real thể hiện sự tin tưởng vào cam kết chi tiêu ngân sách của chính phủ Brazil, trong khi thị trường bên ngoài tiếp tục thể hiện sự lạc quan khi nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng trên mức kỳ vọng.

Chứng khoán Mỹ thiết lập mức kỷ lục mới, dầu thô hồi phục, vàng giảm mạnh, giá cà phê duy trì đà tăng… chủ yếu là do sự cân đối dịch chuyển dòng vốn đầu cơ thường thấy sau ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn giữa các thị trường phái sinh có tính thanh khoản cao.

Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, dự báo trong thời gian tới, đà tăng của giá cà phê toàn cầu sẽ chậm lại.

Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung, trong khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ chậm lại do biến chủng virus mới lây lan, khiến nhiều quốc gia phải tái thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội mạnh hơn.

Bên cạnh đó, thời tiết của Brazil được dự báo sẽ thuận lợi từ đầu tháng 9 tới, điều này sẽ kìm hãm đà tăng giá của mặt hàng cà phê.

Theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất châu Phi, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 7/2021 đạt 700.035 bao, tăng 28,77% so với tháng 7/2020. Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta tăng 41,27%, đạt 660.458 bao và xuất khẩu cà phê arabica giảm 48% xuống 39.577 bao. Lũy kế 10 tháng niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 5,21 triệu bao, tăng 874.379 bao (tương đương 20,17%) so với 10 tháng niên vụ 2019 - 2020.

Tại Việt Nam, mặc dù lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 7/2021 giảm so với tháng trước nhưng điểm sáng là xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là EU và Mỹ tăng 11,1% và 46,2% so với tháng trước và tăng 49,3% và 25% so với cùng kỳ năm trước, đạt lần lượt là 93.200 tấn và 12.800 tấn.

Cùng với đó, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường châu Á lại tăng đáng kể so với 7 tháng năm ngoái như Trung Quốc tăng 50,2%, Malaysia tăng 8%, Hàn Quốc tăng 9%...

Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam khiến nhiều địa phương phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội đang tác động tiêu cực tới tình hình xuất khẩu cà phê vốn đã nhiều thách thức.

GIA AN