Giá cà phê hôm nay 26/1, Đảo chiều tăng vọt; Tiêu thụ của các thị trường lớn tiếp tục tăng và sức hấp dẫn của đối tác Mỹ

Theo khảo sát của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, hơn 70% người tiêu dùng thích pha chế cà phê tại nhà và 59% cà phê được tiêu thụ hàng ngày là cà phê dành cho phân khúc cao cấp. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn mà bất kỳ nước sản xuất cà phê đều mong muốn thâm nhập.
Giá cà phê hôm nay 26/1,sdgsi
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/1. (Nguồn: Koreajoongangdaily)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 26/1

Những ngày này, không chỉ riêng giá cà phê kỳ hạn, hầu như tất cả các sàn hàng hóa phái sinh đều sụt giảm vì sự thanh lý của các giới đầu cơ trước thềm phiên họp chính sách tiền tệ đầu năm 2022 trong hai ngày 25-26/1, với suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay cắt giảm kích thích và nâng mức lãi suất cơ bản USD khi báo cáo lạm phát đã vượt mức quá cao.

Dòng vốn đầu cơ tìm nơi trú ẩn đã khiến USDX bật tăng trở lại và làm hàng hóa nói chung trở nên đắt đỏ. Không chỉ riêng Fed, chắc chắn tiếp ngay sau đó là sự hưởng ứng nâng lãi suất cơ bản của nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, trong bối cảnh lo ngại xung đột địa chính trị có khả năng căng thẳng hơn nữa.

Bên cạnh còn là dấu hiệu gia tăng bán hàng của nông dân Brazil và Việt Nam. Nhà đầu tư tiếp tục thanh lý, chuyển đổi vị thế trên cả hai sàn kỳ hạn ngay trước thềm phiên họp Fed. Tuy nhiên, cả hai sàn cà phê đã đã có phiên quay đầu tăng mạnh khá bất ngờ trong phiên giao dịch hôm qua.

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (ngày 25/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 quay đầu tăng mạnh 40 USD (1,82%), giao dịch tại 2.237 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 37 USD (1,71%), giao dịch tại 2.203 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ăng tốt dần lên.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đồng loạt tăng theo, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng mạnh 5,3 Cent (2,28%), giao dịch tại 238,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 5,3 Cent (2,27%), giao dịch tại 238,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.

Giá cà phê tròn nước quay đầu giảm 300 đồng/kg sau khi đã đi ngang vào hôm trước, các địa phương đang thu mua cà phê trong khoảng 38.800 - 39.600 đồng/kg.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/1.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.268

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

39.600

- 300

LÂM ĐỒNG

38.800

- 300

GIA LAI

39.500

- 300

ĐẮK NÔNG

39.500

- 300

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Theo ước tính của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong niên vụ 2020-2021, tổng sản lượng cà phê toàn cầu ước đạt 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với mức 169 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với mức 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1 triệu bao xuống còn 42,5 triệu bao và chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Dự trữ cà phê cuối kỳ của EU niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 2,5 triệu bao, xuống còn 11,3 triệu bao nhằm đáp ứng mức tăng của nhu cầu tiêu thụ.

Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với lượng nhập khẩu dự kiến tăng 700.000 bao lên 25 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho Mỹ bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Dự trữ cuối kỳ tại Mỹ được dự báo sẽ giảm 200.000 bao xuống 5,8 triệu bao.

Mặc dù nhập khẩu của Mỹ và EU tăng giảm trái chiều nhưng nhìn chung tiêu thụ cà phê của hai thị trường này được dự báo sẽ tăng 1,1% và 1,8% so với niên vụ trước, đạt lần lượt là 41,4 triệu bao và 26,4 triệu bao. Tương tự, tiêu thụ cà phê của Brazil và Nhật Bản cũng tăng 1,3 - 1,5% trong niên vụ 2021-2022.

Thông tin từ trang Mordor Intelliqgence, thị trường cà phê Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,8% trong giai đoạn 2020-2025. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là lối sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc kéo dài.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Mỹ yêu cầu khắt khe về chất lượng các sản phẩm cao cấp. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Mỹ tháng 10/2021 đạt 140,28 nghìn tấn, trị giá 646,24 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với tháng 10/2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 5,72 tỷ USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

10 tháng năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 4.243 USD/tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ hầu hết các nguồn cung chủ lực tăng. Mức tăng cao nhất 17,2% từ Colombia ; mức tăng thấp nhất 3,3% từ Việt Nam.

Về thị trường, 10 tháng đầu năm 2021, Mỹ tăng nhập khẩu từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gây khó khăn trong khâu vận chuyển là nguyên nhân khiến nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam giảm.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Mỹ (tính theo lượng) trong 10 tháng năm 2021, đạt xấp xỉ 118,3 nghìn tấn, trị giá 228,11 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 10,87% trong 10 tháng năm 2020 xuống 8,78% thị phần trong 10 tháng năm 2021.