Đây là một nội dung được trao đổi tại Diễn đàn Cấp cao về Đô thị thông minh ASEAN 2020 (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020) với chủ đề “Đô thị thông minh - hướng tới Cộng đồng, Bản sắc và Phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” do Ban Kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức mới đây.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết số 52, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” về bản chất là một cuộc cách mạng về thể chế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong những năm gần đây đã tạo ra lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh.
Do đó, khuôn khổ thể chế bấy lâu nay hay chúng ta gọi là truyền thống không còn phù hợp nữa, đòi hỏi cần hoàn thiện để phát triển. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chế, đây chính là bản chất cách mạng của cuộc cách mạng lần thứ 4.
Một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết 52 là phát triển đô thị thông minh với mục tiêu là cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, để Việt Nam thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử. Phải có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, phía nam và miền Trung.
Để thực hiện mục tiêu, Chính phủ cũng vào cuộc quyết liệt với Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 52, đồng thời thúc đẩy các chương trình kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, để qua đó, góp phần sớm đưa những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phân tích, quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050. Các đô thị tạo ra khoảng 80% GDP toàn cầu nhưng đồng thời cũng là tác nhân của 70% lượng CO2 trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của các đô thị.
Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển, dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
“Câu hỏi lớn được đặt ra là, làm thế nào để quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số giúp các quốc gia tận dụng được những cơ hội về phát triển kinh tế xã hội, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đồng thời, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường và giảm tải các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội”, ông Nguyễn Văn Bình nêu vấn đề.
Tham gia phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn cấp cao, ông Lim Jock Hoi, Tổng Thư ký ASEAN khuyến nghị, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để ASEAN có một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho các thành phố thông minh.
Cần tăng cường chia sẻ các giải pháp thực tiễn hiệu quả để giúp giảm khoảng cách trong việc tiếp cận thông tin y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo thành thị, đầu tư vào đào tạo lại kỹ năng, cho lao động phi chính thức và những người làm việc trong các lĩnh vực có khả năng mất việc.
Đại biểu này cũng đề nghị cần hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, khu vực công và tư nhân, thực hiện các phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm, tăng cường quan hệ đối tác thành phố thông minh trong và ngoài khu vực.
Còn ông Vivian Balarkrishnan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore đã có bài phát biểu trực tuyến về “Phát triển quốc gia thông minh của chúng tôi: Kinh nghiệm của Singapore”. Theo ông Vivian Balarkrishnan, tầm nhìn quốc gia thông minh của Singapore là xây dựng một nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ, qua đó cho phép sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Singapore có hệ thống hiệu quả cho các doanh nghiệp và mang lại lợi ích cụ thể cho người dân theo cách thức toàn diện và lấy công dân làm trung tâm. Ông nhấn mạnh 3 nguyên tắc quan trọng trong phát triển thành phố thông minh đó là: Cơ sở hạ tầng, tính toàn diện và khả năng tương tác.
Với việc đại dịch COVID-19 làm thay đổi mạnh mẽ cách người dân sống và làm việc, Singapore có lợi thế trong việc áp dụng các công cụ và giải pháp kỹ thuật số để hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch và giúp người dân nước này thích nghi với cuộc sống theo cách bình thường mới.
Phát biểu trực tuyến, bà Keren Dunn Kelley, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ trình bày về “Chương trình hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phát triển đô thị thông minh”.
Bà Keren Dunn Kelley khẳng định lại cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân với các quốc gia châu Á để tiếp tục hợp tác cùng nhau trong các hoạt động hướng tới các thành phố thông minh, bền vững và phát triển.
Đại diện phía Hoa Kỳ đề nghị các bên tăng cường nỗ lực để cùng nhau thông qua Quan hệ đối tác thành phố thông minh Hoa Kỳ-ASEAN. Đặc biệt tại Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tổ chức 3 sự kiện đối thoại giữa Hoa Kỳ - Đà Nẵng về “Hệ thống giao thông thông minh”, Hoa Kỳ - Quảng Nam về “Chính phủ điện tử” và Hoa Kỳ - TPHCM về “Trung tâm điều hành thông minh và Hệ thống liên lạc khẩn cấp tích hợp”.
Bà Keren Dunn Kelley khẳng định, Hoa Kỳ cam kết hợp tác lâu dài với các quốc gia thành viên ASEAN không chỉ về thành phố thông minh và rộng hơn nữa là công nhận vai trò trung tâm của ASEAN đối với tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, về mặt kinh tế sẽ gắn kết với những ưu tiên về cơ sở hạ tầng, năng lượng và hợp tác kỹ thuật số.
“Hoa Kỳ có đội ngũ nhân viên đáng tin cậy ở tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và mong muốn tiếp tục trao đổi ý kiến về cách hỗ trợ tốt nhất cho các chiến lược thành phố thông minh trong khu vực, đồng thời sẽ tiếp tục nỗ lực để kết nối ASEAN với các bên liên quan của Hoa Kỳ”, bà Keren Dunn Kelley nói.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn cấp cao, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, những kết quả của Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh 2020 gắn với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Do đó, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện Nghị quyết 52, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến trao đổi tại phiên toàn thể và các hội thảo chuyên đề, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, chắt lọc để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề trọng tâm cần xử lý để góp phần thúc đẩy phát triển các đô thị thông minh của Việt Nam, gắn kết với hệ thống đô thị thông minh của các nước ASEAN, góp phần thiết thực sớm đưa Nghị quyết 52 vào cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. |
Do đó, khuôn khổ thể chế bấy lâu nay hay chúng ta gọi là truyền thống không còn phù hợp nữa, đòi hỏi cần hoàn thiện để phát triển. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chế, đây chính là bản chất cách mạng của cuộc cách mạng lần thứ 4.
Một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết 52 là phát triển đô thị thông minh với mục tiêu là cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, để Việt Nam thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử. Phải có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, phía nam và miền Trung.
Để thực hiện mục tiêu, Chính phủ cũng vào cuộc quyết liệt với Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 52, đồng thời thúc đẩy các chương trình kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, để qua đó, góp phần sớm đưa những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phân tích, quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050. Các đô thị tạo ra khoảng 80% GDP toàn cầu nhưng đồng thời cũng là tác nhân của 70% lượng CO2 trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của các đô thị.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. |
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển, dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
“Câu hỏi lớn được đặt ra là, làm thế nào để quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số giúp các quốc gia tận dụng được những cơ hội về phát triển kinh tế xã hội, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đồng thời, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường và giảm tải các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội”, ông Nguyễn Văn Bình nêu vấn đề.
Tham gia phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn cấp cao, ông Lim Jock Hoi, Tổng Thư ký ASEAN khuyến nghị, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để ASEAN có một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho các thành phố thông minh.
Cần tăng cường chia sẻ các giải pháp thực tiễn hiệu quả để giúp giảm khoảng cách trong việc tiếp cận thông tin y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo thành thị, đầu tư vào đào tạo lại kỹ năng, cho lao động phi chính thức và những người làm việc trong các lĩnh vực có khả năng mất việc.
Đại biểu này cũng đề nghị cần hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, khu vực công và tư nhân, thực hiện các phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm, tăng cường quan hệ đối tác thành phố thông minh trong và ngoài khu vực.
Còn ông Vivian Balarkrishnan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore đã có bài phát biểu trực tuyến về “Phát triển quốc gia thông minh của chúng tôi: Kinh nghiệm của Singapore”. Theo ông Vivian Balarkrishnan, tầm nhìn quốc gia thông minh của Singapore là xây dựng một nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ, qua đó cho phép sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Singapore có hệ thống hiệu quả cho các doanh nghiệp và mang lại lợi ích cụ thể cho người dân theo cách thức toàn diện và lấy công dân làm trung tâm. Ông nhấn mạnh 3 nguyên tắc quan trọng trong phát triển thành phố thông minh đó là: Cơ sở hạ tầng, tính toàn diện và khả năng tương tác.
Với việc đại dịch COVID-19 làm thay đổi mạnh mẽ cách người dân sống và làm việc, Singapore có lợi thế trong việc áp dụng các công cụ và giải pháp kỹ thuật số để hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch và giúp người dân nước này thích nghi với cuộc sống theo cách bình thường mới.
Phát biểu trực tuyến, bà Keren Dunn Kelley, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ trình bày về “Chương trình hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phát triển đô thị thông minh”.
Bà Keren Dunn Kelley khẳng định lại cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân với các quốc gia châu Á để tiếp tục hợp tác cùng nhau trong các hoạt động hướng tới các thành phố thông minh, bền vững và phát triển.
Đại diện phía Hoa Kỳ đề nghị các bên tăng cường nỗ lực để cùng nhau thông qua Quan hệ đối tác thành phố thông minh Hoa Kỳ-ASEAN. Đặc biệt tại Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tổ chức 3 sự kiện đối thoại giữa Hoa Kỳ - Đà Nẵng về “Hệ thống giao thông thông minh”, Hoa Kỳ - Quảng Nam về “Chính phủ điện tử” và Hoa Kỳ - TPHCM về “Trung tâm điều hành thông minh và Hệ thống liên lạc khẩn cấp tích hợp”.
Bà Keren Dunn Kelley khẳng định, Hoa Kỳ cam kết hợp tác lâu dài với các quốc gia thành viên ASEAN không chỉ về thành phố thông minh và rộng hơn nữa là công nhận vai trò trung tâm của ASEAN đối với tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, về mặt kinh tế sẽ gắn kết với những ưu tiên về cơ sở hạ tầng, năng lượng và hợp tác kỹ thuật số.
“Hoa Kỳ có đội ngũ nhân viên đáng tin cậy ở tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và mong muốn tiếp tục trao đổi ý kiến về cách hỗ trợ tốt nhất cho các chiến lược thành phố thông minh trong khu vực, đồng thời sẽ tiếp tục nỗ lực để kết nối ASEAN với các bên liên quan của Hoa Kỳ”, bà Keren Dunn Kelley nói.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn cấp cao, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, những kết quả của Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh 2020 gắn với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Do đó, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện Nghị quyết 52, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến trao đổi tại phiên toàn thể và các hội thảo chuyên đề, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, chắt lọc để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề trọng tâm cần xử lý để góp phần thúc đẩy phát triển các đô thị thông minh của Việt Nam, gắn kết với hệ thống đô thị thông minh của các nước ASEAN, góp phần thiết thực sớm đưa Nghị quyết 52 vào cuộc sống.