dau-tu-1630805915.jpg

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, vàng luôn nổi lên là "hàng rào" chống lại những biến động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một cách tiếp cận mới hơn đang thách thức vai trò "trú ẩn an toàn" của vàng, khiến điều này không còn đúng như trước đây.

Bitcoin ra đời vào năm 2009, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử tiền kỹ thuật số. Với nhiều sàn giao dịch như CoinSwitch Kuber giúp đơn giản hóa tiền điện tử, Bitcoin đã trở nên có sức hút khổng lồ đối với các nhà đầu tư lẻ.

Là loại tiền điện tử "thống trị" trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin sở hữu nhiều đặc điểm của tiền tệ nói chung, ngoài ra còn có một số đặc điểm riêng biệt, có thể khiến loại tiền này trở thành một "nơi trú ẩn an toàn" mới.

Tuy nhiên, vẫn cần có thời gian để các nhà đầu tư cá nhân quyết định Bitcoin có phải là nơi trú ẩn an toàn thích hợp trong thời kỳ có nhiều bất ổn hay không.

Với việc vàng đang đi ngang trong khi tiền điện tử hồi sinh mạnh mẽ trong 2 năm qua, nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn: Đầu tư vào đâu có lợi hơn, vàng hay Bitcoin?

Vàng – tài sản an toàn trong mọi thời đại

Vàng đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay như một tài sản an toàn và đáng tin cậy. Một lý do chính khiến mọi người ưa chuộng vàng vì đó là tài sản bảo vệ đáng tin cậy mà đã trải qua nhiều thử thách theo thời gian. Trong khi đó, Bitcoin xuất hiện trong một cuộc khủng hoảng tài chính lớn như Đại suy thoái (mặc dù nó được tạo ra để người nắm giữ nó tránh những cuộc khủng hoảng).

Các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ quan trọng, các quỹ hưu trí và các nhà quản lý tài sản khôn ngoan luôn dành một phần tài sản để đầu tư vào vàng.

Giá trị của vàng đang giảm dần

Mặc dù giá vàng cũng thường xuyên biến động, giống như thị trường chứng khoán, nhưng giá trị của kim loại quý này vẫn tương đối ổn định trong thời gian qua.

Thực tế là chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà thị trường nào cũng có nhiều biến động, và nhà đầu tư cũng phải thận trọng ngay cả khi dành một phần tài sản đầu tư vào vàng.

Giá vàng có thể tăng do lạm phát cao, khiến nó trở thành một khoản đầu tư tốt để phòng ngừa lạm phát. Khi giá cả tăng, giá trị của tiền tệ giảm xuống, nhưng giá trị của vàng lại tăng.

Tuy nhiên, như đã nói trên, Bitcoin đang dần phát triển như một tài sản có tiềm năng mọt cách đáng kinh ngạc, đối với cả đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Nhiều quốc gia đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của "ngành" Bitcoin. Nhờ các sàn giao dịch tiền điện tử, ngày càng có nhiều người đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu tiền điện tử có thực sự là một tài sản đầu tư trong tương lai hay không?

Bitcoin là "vàng kỹ thuật số"

Bitcoin là tiền điện tử có giá trị nhất trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

Không giống như thị trường chứng khoán, chỉ mở cửa giao dịch trong một khoảng thời gian mỗi ngày và trong ngày làm việc, các sàn giao dịch tiền điện tử mở cửa 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần, cho phép các nhà giao dịch trao đổi Bitcoin và các sản phẩm hoặc tài sản kỹ thuật số khác suốt cả ngày lẫn đêm.

Một đặc điểm quan trọng khác của Bitcoin là có nguồn cung hữu hạn, có nghĩa là sẽ chỉ có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được lưu hành ở bất cứ thời điểm nào. Điều đó có nghĩa là, nếu nhà đầu tư đặt cược vào việc Bitcoin sẽ tăng thì nó sẽ chỉ tăng giá theo thời gian.

Một số nhà phân tích cho rằng tăng trưởng đột phá của Bitcoin mới chỉ là sự khởi đầu. Kay Van – Petersen, nhà phân tích của Ngân hàng Saxo, dự báo giá Bitcoin có thể chạm ngưỡng 100.000 USD vào năm 2027. Thậm chí có nhà phân tích dự báo giá sẽ đạt 500.000 USD.

Đầu tư trong tương lai là vàng hay Bitcoin? - Ảnh 1.
 

Bitcoin tương tự như vàng ở chỗ nó không được phát hành bởi hệ thống ngân hàng trung ương hoặc chính phủ. Đây là loại tiền điện tử phi tập trung, được tạo ra bởi sức mạnh tính toán tập thể của "thợ đào", các cá nhân và nhóm người làm việc để xác minh các giao dịch diễn ra trên hệ thống Bitcoin.

Để ngăn chặn thị trường bão hòa, cha đẻ Bitcoin đã thiết kế để đảm bảo rằng nguồn cung Bitcoin có hạn và đồng Bitcoin cuối cung sẽ chưa được tìm thấy cho đến năm 2140.

Như vậy, nếu bây giờ bạn đang lưỡng lự trong quyết định đầu tư, hãy tìm hiểu một số yếu tố trước khi đưa ra quyết định. Đó là: Tính minh bạch, độ hiếm, giá trị cơ bản, tính thanh khoản…

Tham khảo: Economictimes

Vũ Ngọc Diệp

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị