Ông Suan Teck Kin, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu UOB cho rằng, với mức tăng trưởng GDP ấn tượng đạt 7,09% trong năm 2024, Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh bền bỉ trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động. Đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời tận dụng những cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.

Ảnh internet.Chuyên gia kinh tế thế giới nhận định gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025? Ảnh internet.

Chuyên gia Suan Teck Kin dự báo, năm 2025, cùng với hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thì lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng. Trong đó, sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy đà tăng trưởng có khả năng sẽ tiếp tục trong 1-2 quý tới.

Các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy đầu tư công khi tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực Châu Á và các nền kinh tế mới nổi.

“Với dư địa này, Chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế”, chuyên gia của UOB kỳ vọng.

Ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào và Campuchia phân tích, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, năm 2024, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị quốc tế và chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và thiên tai.

Kinh tế Việt Nam đã có những kết quả rất tích cực nhờ có sự gia tăng nhu cầu từ các đối tác xuất khẩu lớn như: EU hay Mỹ, dẫn đến sự phục hồi xuất khẩu và sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, cùng với sự phục hồi dần dần của tiêu dùng trong nước. Các dự báo mới nhất của WB chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2025 với đạt khoảng 6,5%. Mức tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam một lần nữa nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như ở cấp độ toàn cầu.

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Ngân hàng UOB. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Ngân hàng UOB. Ảnh Nguyễn Ngọc.

“Dù tăng trưởng xuất khẩu có thể không ấn tượng như năm 2024 do có thể xuất hiện sự suy giảm nhu cầu từ phía Mỹ và Trung Quốc, hai động lực lớn của nền kinh tế toàn cầu, song sự phục hồi liên tục của nhu cầu trong nước nhờ những cải thiện trong tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng cũng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, chuyên gia WB nêu rõ.

Dù khẳng định Việt Nam sẽ lại nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Á, song vị chuyên gia của WB cũng lưu ý có ba rủi ro chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tích cực này gồm tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến; chất lượng tài sản của ngành ngân hàng tiếp tục suy yếu; và tính dễ bị tổn thương trước những tác động của thiên tai.

Vì vậy, nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực và dư địa hỗ trợ tiền tệ hạn chế thì Chính phủ cần việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương của khu vực tài chính, các cơ quan có thẩm quyền có thể khuyến khích các ngân hàng nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và tăng cường khuôn khổ thể chế để giám sát an toàn và can thiệp sớm.

“Cải cách cơ cấu sẽ rất quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn - bao gồm cả lĩnh vực giáo dục và môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước, đồng thời thúc đẩy nâng cấp theo chiều dọc sang các hoạt động thương mại có giá trị cao”, chuyên gia WB khuyễn nghị.

Chuyên gia của HSBC dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2025 là 6,5% - thấp hơn mục tiêu của Việt Nam (6,5-7%). Lý giải cho sự thận trọng này, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong các nước ASEAN từ nhu cầu tiêu dùng của Mỹ.

Ảnh internet.Chuyên gia kinh tế thế giới nhận định gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025? Ảnh internet.

Đặc biệt, với việc Tổng thống mới đắc cử Donald Trump lên nắm quyền, các chính sách liên quan đến thương mại và hàng rào thuế quan có thể là những thách thức cho những dự báo về tăng trưởng thương mại trong tương lai gần.

Chuyên gia Tim Evans cho rằng, dù bức tranh thương mại toàn cầu năm 2025 đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội lớn cho Việt Nam. Trong đó, sự ổn định chính trị là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. "Để tận dụng được các lợi thế này, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ, cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợ hiệu quả",  ông Tim Evans nêu rõ.

Chuyên gia của Ngân hàng ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025 dựa trên hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa.

Ngân hàng UOB của Singapore vừa nâng dự báo tăng trưởng 2025 của Việt Nam lên 7% tương đương với mục tiêu đề ra (6,5 - 7%), trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) điều chỉnh con số này từ 6% và 6,2% lên mức 6,5% và 6,6%.

Ngân hàng HSBC và Ngân hàng Standard Chartered vẫn giữ nguyên dự báo so với trước đó lần lượt là 6,5% và 6,7%. Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng UOB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam năm nay từ 6,6% lên 7%.

PV (t/h)

Ông Suan Teck Kin, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu UOB cho rằng, với mức tăng trưởng GDP ấn tượng đạt 7,09% trong năm 2024, Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh bền bỉ trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động. Đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời tận dụng những cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.

Ảnh internet.Chuyên gia kinh tế thế giới nhận định gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025? Ảnh internet.

Chuyên gia Suan Teck Kin dự báo, năm 2025, cùng với hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thì lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng. Trong đó, sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy đà tăng trưởng có khả năng sẽ tiếp tục trong 1-2 quý tới.

Các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy đầu tư công khi tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực Châu Á và các nền kinh tế mới nổi.

“Với dư địa này, Chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế”, chuyên gia của UOB kỳ vọng.

Ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào và Campuchia phân tích, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, năm 2024, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị quốc tế và chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và thiên tai.

Kinh tế Việt Nam đã có những kết quả rất tích cực nhờ có sự gia tăng nhu cầu từ các đối tác xuất khẩu lớn như: EU hay Mỹ, dẫn đến sự phục hồi xuất khẩu và sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, cùng với sự phục hồi dần dần của tiêu dùng trong nước. Các dự báo mới nhất của WB chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2025 với đạt khoảng 6,5%. Mức tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam một lần nữa nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như ở cấp độ toàn cầu.

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Ngân hàng UOB. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Ngân hàng UOB. Ảnh Nguyễn Ngọc.

“Dù tăng trưởng xuất khẩu có thể không ấn tượng như năm 2024 do có thể xuất hiện sự suy giảm nhu cầu từ phía Mỹ và Trung Quốc, hai động lực lớn của nền kinh tế toàn cầu, song sự phục hồi liên tục của nhu cầu trong nước nhờ những cải thiện trong tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng cũng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, chuyên gia WB nêu rõ.

Dù khẳng định Việt Nam sẽ lại nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Á, song vị chuyên gia của WB cũng lưu ý có ba rủi ro chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tích cực này gồm tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến; chất lượng tài sản của ngành ngân hàng tiếp tục suy yếu; và tính dễ bị tổn thương trước những tác động của thiên tai.

Vì vậy, nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực và dư địa hỗ trợ tiền tệ hạn chế thì Chính phủ cần việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương của khu vực tài chính, các cơ quan có thẩm quyền có thể khuyến khích các ngân hàng nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và tăng cường khuôn khổ thể chế để giám sát an toàn và can thiệp sớm.

“Cải cách cơ cấu sẽ rất quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn - bao gồm cả lĩnh vực giáo dục và môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước, đồng thời thúc đẩy nâng cấp theo chiều dọc sang các hoạt động thương mại có giá trị cao”, chuyên gia WB khuyễn nghị.

Chuyên gia của HSBC dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2025 là 6,5% - thấp hơn mục tiêu của Việt Nam (6,5-7%). Lý giải cho sự thận trọng này, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong các nước ASEAN từ nhu cầu tiêu dùng của Mỹ.

Ảnh internet.Chuyên gia kinh tế thế giới nhận định gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025? Ảnh internet.

Đặc biệt, với việc Tổng thống mới đắc cử Donald Trump lên nắm quyền, các chính sách liên quan đến thương mại và hàng rào thuế quan có thể là những thách thức cho những dự báo về tăng trưởng thương mại trong tương lai gần.

Chuyên gia Tim Evans cho rằng, dù bức tranh thương mại toàn cầu năm 2025 đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội lớn cho Việt Nam. Trong đó, sự ổn định chính trị là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. "Để tận dụng được các lợi thế này, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ, cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợ hiệu quả",  ông Tim Evans nêu rõ.

Chuyên gia của Ngân hàng ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025 dựa trên hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa.

Ngân hàng UOB của Singapore vừa nâng dự báo tăng trưởng 2025 của Việt Nam lên 7% tương đương với mục tiêu đề ra (6,5 - 7%), trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) điều chỉnh con số này từ 6% và 6,2% lên mức 6,5% và 6,6%.

Ngân hàng HSBC và Ngân hàng Standard Chartered vẫn giữ nguyên dự báo so với trước đó lần lượt là 6,5% và 6,7%. Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng UOB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam năm nay từ 6,6% lên 7%.

PV (t/h)