Mẹ bầu cần chú ý đến tầm quan trọng của dinh dưỡng với thai nhi

Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Nhiều trường hợp thai nhi sinh ra có cân nặng thấp do tình trạng thiếu năng lượng, thiếu vi chất từ mẹ.

Thời kỳ trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà thai nhi có được là từ mẹ cung cấp. Các chất dinh dưỡng sẽ theo máu qua nhau thai cung cấp cho thai nhi phát triển. Khi có nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp thai phụ có sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai. Mẹ sẽ có đủ sức để sinh con, sức khỏe phục hồi nhanh chóng sau khi sinh và có đủ sữa cho con bú.

Phụ nữ có dinh dưỡng tốt từ trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần và vận động.

nhung-luu-y-khi-mang-thai-thang-cuoi-thai-ky-1-compressed-1723093062.jpg
 

Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Đau lưng: Do áp lực cân nặng gia tăng, vùng hông và vùng xương chậu có cảm giác khó chịu vì dây chằng giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.

Ngực to hơn: Bầu ngực sẽ trở nên to hơn, mềm và bắt đầu rỉ sữa...

Đi tiểu thường xuyên: Mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.

Ra máu âm đạo: cảnh báo chuyển dạ hoặc nhau bong non, nhau tiền đạo, thậm chí là sinh non.

Giãn tĩnh mạch chân, sưng nhẹ ở mặt và mắt cá chân: Nguyên nhân có thể là do cơ thể tích nước, nếu tình trạng này nghiêm trọng thì hãy cảnh giác vì đây là một trong những triệu chứng của tiền sản giật