Trong báo cáo quý I/2021 về triển vọng ngành thép của Savills Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới tăng lên nhanh chóng khi nền kinh tế phục hồi khỏi dịch Covid-19 cùng với kích thích đầu tư công thế giới trong bối cảnh nhiều nhà máy thép chưa hoạt động trở lại, đã góp phần làm cho giá thép tăng, kéo theo giá trong nước lao theo với tốc độ phi mã từ cuối năm 2020 đến nay, đặc biệt trong tháng 4/2021.
Theo công văn kiến nghị về giá thép xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam báo cáo, các nhà thầu cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản nếu tình trạng này còn kéo dài. Cụ thể với giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện nay ở Đà Nẵng đã lên tới 18.370 đồng/kg, tương đương 40%. Trong khi đó, giá thép do Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố với nhà thầu áp dụng thanh quyết toán ở mức 13.805 đồng/kg. Hiệp hội khẳng định, tất cả các thương hiệu thép trong nước đều đồng loạt tăng giá từ 30% - 40% so với cuối năm 2020.
Giá tăng theo ngày cộng với nhu cầu thép trong ngành xây dựng rất lớn nên xuất hiện nhiều hiện tượng đầu cơ, ghim hàng… để trục lợi, nhiều nhà máy không nhận đơn hàng khiến cho cung cầu mất cân bằng, khan hiếm càng đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, nhiều vật liệu xây dựng khác không liên quan đến thép cũng tăng theo khiến xây dựng thô không tránh khỏi "liên lụy" do hiện tại CĐT và nhà thầu đa số đều sử dụng hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký. Tình trạng này khiến nhiều nhà thầu không dám nhận hợp đồng mới, kéo dài thời gian thi công, thậm chí ngừng triển khai dự án hiện tại, chấp nhận chịu phạt bởi càng làm càng thua lỗ nặng.
Mặc dù ngay từ đầu năm, Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành liên quan làm rõ và xử lý vấn đề này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phản hồi mà tình hình ngày càng phức tạp hơn. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các dự báo trước đó nói rằng, giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021. Nhưng hiện tại, khi xét đến tình hình ở các thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU bây giờ thì mọi thứ đang thay đổi và dự báo điều chỉnh về thời gian thép có thể tăng hết quý 3/2021. Như vậy, 5 tháng tiếp theo sẽ là thử thách đầy cam go với ngành xây dựng.
Theo tính toán, thép chiếm khoảng 28% - 30% chi phí xây dựng 1 căn hộ chung cư và 35% với nhà liền kề. Do đó, với 40% giá tăng của thép và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại, chắc chắn sẽ tác động không nhỏ lên tổng chi phí của mỗi công trình. Mặt khác, thời gian qua Chính phủ cũng rất nỗ lực kích cầu tiêu dùng bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, việc ngành thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung biến động không ngừng gây ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách trên, nhất là khi thị trường bất động sản vừa có dấu hiệu hồi phục. Các chuyên gia đã cảnh báo, không ít dự án BĐS sẽ đồng loạt tăng giá bán, kéo dài thời gian thi công, thậm chí dừng hẳn để chờ giá vật liệu giảm. Suy cho cùng, người chịu thiệt nhất vẫn là khách hàng - những người tiêu dùng cuối.
Lo ngại về tiến độ và giá cả dự án bấp bênh như hiện nay, anh Việt - nhà đầu tư BĐS lâu năm tại Hà Nội chia sẻ đây là tâm lý chung của nhiều người trong giới, thậm chí không ít đang tính đường rút lui vì áp lực tài chính khi dự án không chạy đúng kế hoạch.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, bên cạnh nhiều chủ đầu tư, nhà thầu và khách hàng chỉ biết "than thở và khóc ròng" thì vẫn có một số tên tuổi "chơi lớn". Theo thông báo mới nhất từ CĐT PPC An Thịnh, Tập đoàn này cam kết công trường dự án khách sạn Wyndham Soleil Đà Nẵng vẫn hoạt động bình thường, đồng thời không tăng giá bán, quyết tâm cán đích vào quý III/2021 với mục tiêu bàn giao tòa D đi vào khai thác vận hành. Đây được cho là tuyên bố khá táo bạo và quyết liệt, trường hợp được cho là hiếm trên thị trường BĐS hiện nay, mang đến cho khách hàng và nhà đầu tư sự an tâm.
Lý giải điều này, ông Phan Công Hùng - Phó Ban quản lý dự án Tập đoàn PPC An Thịnh cho biết: "Hiện nay, tòa D của khách sạn Wyndham Soleil Đà Nẵng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên không chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường vật liệu xây dựng. Hơn nữa, PPC An Thịnh đã có các phương án dự phòng cho những tình huống như thế này để không ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và các nhà đầu tư".
Có thể nói, trong khi chờ thị trường VLXD bình thường trở lại thì các dự án của những chủ đầu tư "dám nói - dám làm" lập tức trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý.
Trường Thịnh